Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, người hơn một phần tư thế kỷ, chính xác 26 năm 05 tháng, từ ngày 16.10.1978 đến ngày qua đời 02.04.2005, là Giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Năm năm sau khi qua đời, ngày 01.05.2011 ngài được nâng lên bậc Chân Phước dưới thời Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., mà bây giờ đang nghỉ hưu từ ngày 28.02.2013.
Và ngày 27.04.2014 được tôn phong lên hàng Hiển Thánh dưới thời đức đương kim giáo hoàng Phanxico.
Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II. là người sinh trưởng ở đất nước Balan ngày 18.05.1920, lớn lên trong cảnh cha mẹ và em mất sớm. Nhưng với ý chí kiên cường cùng lòng trông cậy vào Chúa, ngài đã sống vượt qua những thử thách trong cuộc đời.
Mùa Thu 1942 ngài quyết định xin vào chủng viện để được trở thành Linh mục ở Tổng giáo phận Cracau. Và năm 1964 ngài được phong chức linh mục. Rồi năm 1958 được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá. Năm 1964 được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Cracau. Ngày 26. 06.1967 được vinh thăng là Hồng Y trong Giáo hội.
Lúc sinh thời ngài là người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu thẳm và luôn hằng cỗ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ Maria sâu rộng trong Giáo hội nước Balan. Dù gặp khó khăn với nhà cầm quyền Cộng sản Balan thời lúc đó, nhưng ngài nhất quyết kiên trì đòi cho bằng được xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Đức trinh nữ Maria, mẹ Thiên Chúa và là nữ vương nước Balan ở thành phố mới Nowa Huta dành cho thợ thuyền.
Ngài là người mạnh dạn góp phần chính vào việc kêu gọi sự thông hiệp hòa giải giữa hàng Giám mục Balan với những người anh em Giám mục nước Đức.
Ngày 16.10.1978 sau khi được các Đức Hồng Y chọn bầu là vị Giáo Hoàng mới của Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian, trên ban công đền thờ Thánh Phero ngài đã phát đi tín hiệu niềm vui mừng phấn khởi không những cho Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, mà còn lan tỏa tới mọi dân tộc trên thế giới bằng những lời chào mừng “Anh em đừng sợ! Hãy mở tung cánh cửa rộng ra cho Chúa Giêsu Kitô!“
Lời kêu gọi chào mừng đó lan tỏa nhanh chóng như làn sóng điện chạy đi khắp cùng mọi góc cạnh chân trời góc biển, gây bừng lên sức phấn khởi vui mừng hy vọng. Vì thế giới lúc thời buổi đó đang sống trong hoang mang lo sợ vì chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng sản Đông u và khối các nước Tự Do Dân Chủ.
Trong suốt triều đại là Giáo Hoàng ngài đã đi không biết mỏi mệt đến với thế giới thăm viếng các quốc gia đất nước 104 lần tông du, mở ra Đại Hội thế giới cho người trẻ từ năm 1986.
Sáng kiến thành lập Đại hội giới trẻ thế giới là một sáng kiến thiên tài tràn đầy ân đức của Đức Chúa Thánh Thần rất phù hợp với sứ vụ Chúa Giêsu Kitô đã trao các Tông Đồ, cho Giáo Hội: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Judea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.“ (Cv 1,8).
Ngài đã ra đi làm chứng cho Chúa Kitô qua sự hiện diện ngay nơi con người sinh sống ở vùng miền đất nước quốc gia họ đang cư ngụ.
Ngài đã loan truyền làm chứng cho Chúa Kitô qua sự chú ý thăm viếng hoàn cảnh hoang mang bơ vơ của con người, và chỉ cho họ hướng đi đời sống tinh thần vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống cho con người.
Ngài khơi dậy niềm vui sự phấn khởi nơi tâm hồn đời sống các người trẻ qua sự gần gũi tay trong tay, Cha con cùng ca hát ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa tình yêu ở những dịp Đại hội Giới Trẻ. Qua đó người Trẻ cảm nhận ra hình ảnh Chúa Giêsu Kitô sống động ở giữa đời sống con người.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI., người đã làm việc là Bộ Trưởng Tín Lý Đức Tin suốt triều đại hơn 20 năm của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo đệ nhị ngày xưa lúc còn là Hồng Y, đã viết một lá thư dài gửi Hội Đồng Giám mục Balan nhân dịp kỷ niệm sinh thật thứ 100. của Ngài, để nói lên tâm tư ngưỡng phục kính mến nhớ về vị Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị:
„Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã học thần học không chỉ trong các sách vở, nhưng từ những hoàn cảnh cụ thể bủa vây chính đời ngài và đất nước của ngài. Điều đó in hằn sâu đậm như một đặc điểm trong đời sống cùng trong công việc của ngài. Ngài học nơi sách vở, nhưng ngài sống trải nghiệm qua và cùng chịu đựng đau khổ vượt qua những thắc mắc nêu ra…“
„Ngày lễ an táng Ngài ở quảng trường đền thờ Thánh Phero đông chật người đủ mọi giai cấp đến tham dự đưa tiễn vị Giáo hoàng của họ, nhất là đông không kể hết những người trẻ. Họ viết dương cao những tấm bảng viết hàng chữ “Santo subio- Xin hãy phong Thánh ngay“. Không phải ở nơi quảng trường này, nhưng cả những vòng trí thức khác nhau cũng đã bắt đầu thảo luận về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. muốn nói lên tâm tư suy nghĩ cho ngài là một vị „to lớn cao cả“.
Danh xưng „Thánh” chỉ hướng về Thiên Chúa, danh xưng „cao cả“ hướng chỉ về bình diện con người. Sự thánh thiện theo những mức đo thẩm định về điều kiện của Giáo hội, có hai điều kiện: những nhân đức anh hùng, và phép lạ là hai mức thước đo liên kết chặt chẽ với nhau. Danh xưng „nhân đức anh hùng“ không qủa quyết về thành tích của một thứ loại thể thao thế vận hội, nhưng còn mang ý nghĩa nói lên rằng, trong và qua một con người thể hiện rõ ra những gì không do thành tích riêng của họ, mà là do việc Thiên Chúa tác động trong cùng qua được thể hiện nhận rõ ra.. Điều này không là một thi đua mang tính cách luân lý, nhưng là sự từ bỏ chiều kích cao lớn của riêng mình. Đó là con người để cho Thiên Chúa làm hoạt động trong đời sống mình. Và như thế công việc cùng sức mạnh của Thiên Chúa được tỏa sáng hiển thị rõ nét qua nơi đời sống người đó.
Điều này cũng cắt nghĩa như vậy về phép lạ. Nơi đây cũng không là sự gì ngoạn mục, nhưng là lòng nhân lành yêu thương của Thiên Chúa được tỏ hiện trong cung cách nào đó vượt qúa khả năng của con người. Đời sống Vị Thánh mở rộng ra trước mặt Thiên Chúa, do Thiên Chúa thực hiện qua con người. Thánh là người tự mình để cho Thiên Chúa soi đường chỉ dẫn và làm cho được nhận biết ra… Hai điều kiện thước đo này được khảo xét nghiệm rất cẩn thận theo phía luật pháp trong tiến trình vụ án phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Và như thế, Ngài trở thành vị cha của chúng ta, người đã sống cùng làm cho Lòng thương xót Chúa và lòng nhân lành của Thiên Chúa tỏ hiện tỏa sáng cho con người chúng ta.
Danh xưng „to lớn cao cả“ là một danh xưng có nhiều khó khăn hơn, để định nghĩa phân định cho đúng. Trong suốt gần hai ngàn năm lịch sử triều đại Giáo hoàng chỉ có hai vị Giáo hoàng được xưng tụng là „to lớn cao cả“. Đó là Đức Giáo Hoàng Leo I. (440-461) và Đức Giáo Hoàng Gregor I. (590-604).
Danh xưng „to lớn cao cả – gọi tắt là cả“ nơi hai vị đó có một âm vang chính trị, nhưng trong một cách nào đó, qua sự thành công trong lãnh vực chính trị, mầu nhiệm về Thiên Chúa cũng thể hiện rõ nét ra.
Vị giáo hoàng Leo cả qua cuộc trao đổi nói chuyện với Ông hoàng Attila đã có thể thuyết phục được Ông không xâm chiếm thành Roma, là thành phố của hai Thánh Tông Đồ Phero và Phaolô.
Không dùng súng đạn vũ khí quân đội nhưng qua nhờ lòng qủa quyết xác tin về đức tin, vị Giáo hoàng Leo cả đã thuyết phục được ông hoàng độc tài dừng tay tham vọng không xâm chiếm tàn phá thành phố Roma.
Như thế trong tinh thần và sức mạnh, Thiên Chúa đã thể hiện rõ sức mạnh thiêng liêng của Người.
Đức Giáo Hoàng Gregor I. đã không có sự thành công ngọan mục tương tự như thế, nhưng thành phố Roma luôn luôn được gìn giữ che chở không bị quân xâm lăng Langobardie tàn phá. Nơi đây tinh thần chống lại quyền lực, và chiến thắng của tinh thần đã đạt hiệu qủa.
Nếu so sánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị với lịch sử của hai vị tiền nhiệm trên chúng ta không thể nhận ra sự tương tự.
Cũng như vậy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị không có trong tay mảy may quyền lực sức mạnh quân đội hay chính trị nào.
Khi thảo luận bàn về khuôn khổ hình thái xã hội tương lai một u châu và nước Đức vào tháng Hai năm 1945, người ta cũng đã phải nghĩ đến phản ứng của Đức Giáo Hoàng. Joseph Stalin lúc đó đã nói lên thắc mắc hoài nghi: „Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn quân đội?“. Và trên thực tế giáo hoàng không có sư đoàn quân đội nào. Nhưng sức mạnh của đức tin đã chứng tỏ có hiệu qủa của một sức mạnh. Điều này đã có thể đưa đến làn gió năm 1989 khiến hệ thống quyền lực sức mạnh của Liên bang Sô Viết bị lung lay và đưa đến một khởi đầu mới.
Lòng tin kiên cường của vị Giáo hoàng là yêu tố góp phần đáng kể chính yếu vào việc làm cho cục diện thay đổi những sức mạnh quyền lực, là điều không thể chối cãi được. Và như thế chiều kích „to lớn cao cả“, như Đức Giáo Hoàng Leo I. và Gregor I., cũng tỏ hiện được nhìn nhận ra.
Dù danh xưng „to lớn cao cả“, một danh xưng phụ thêm, được công nhận hay không, vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa thể hiện rõ nét cho con người chúng ta tất cả.
Trong giờ phút mà Giáo hội Chúa bị sự dữ lại hoành hành khiến phải chịu đựng đau khổ, Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị là dấu chỉ niềm hy vọng và lòng xác tín cho chúng ta.“
(Trích thư của Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicktô VI. gửi Hội đồng Giám mục Balan, ngày 04.05.2020 dịp mừng kỷ niệm sinh nhật 100. năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Thư được đăng trong kath.net ngày 15.05.2020).
Xin Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cầu cho chúng con đang trong cơn đại dịch nguy hiểm lây lan lúc này.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long