Cụ thể, các quốc gia có bệnh viện phong: ở châu Phi: Madagascar (31) Congo (26), Ai Cập (24); ở Trung Mỹ: Mexico (3); ở Trung Mỹ-Antilles: Haiti (2); ở Nam Mỹ: Brazil (18), Colombia (5), Chile (4); ở châu Á: Ấn Độ (216), Việt Nam (15), Indonesia (9); ở châu Đại Dương: Papua New Guinea (2); ở châu Âu: Ucraina (10), Bỉ (8).
Từ năm 1954, hàng năm vào Chúa nhật cuối cùng của tháng Giêng là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh phong. Ngày này do nhà văn và nhà báo người Pháp Raoul Follereau thiết lập. Ông được xem là “tông đồ của những người phong”, vì đã đấu tranh chống lại tất cả các hình thức loại trừ và bất công đối với bệnh nhân phong.
Hiện nay bệnh phong nằm trong danh sách các Bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTM) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và mặc dù có thể điều trị được nhưng bệnh phong vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Ở những nơi này điều kiện kinh tế xã hội bấp bênh làm bệnh dễ lan truyền và khó khăn trong việc chẩn đoán sớm.
Theo Hiệp hội Aifo, những người bạn Ý của Raoul Follereau, thường xuyên thúc đẩy tổ chức cử hành Ngày này và các đưa ra các sáng kiến khác trong suốt cả năm; và dựa vào báo cáo đầu tháng 9 của Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình bệnh phong trên thế giới, thì: Khía cạnh đầu tiên cần nhấn mạnh là chỉ có 127 quốc gia (trong số 221) cung cấp dữ liệu về bệnh phong vào năm 2020, so với 160 quốc gia vào năm 2019; Số người được chẩn đoán hàng năm trên thế giới là 127.396 người (38,6% là phụ nữ), thấp hơn nhiều so với năm 2019 (202.185 người), với mức giảm 37,1%. Sự giảm đột ngột này chắc chắn là do việc thu thập dữ liệu trong đại dịch Covid-19 giảm.