Nguồn: WGPSG
Giờ Chầu Thánh Thể ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sử dụng mặt nhật có họa tiết rồng chầu. Việc này khiến nhiều giáo dân hơi khó chịu và cảm thấy bức xúc vì sao lại sử dụng hình ảnh “ma quỷ” trong nhà thờ :Thật ra, việc sử dụng hình ảnh rồng phượng, chim hạc trong Công giáo ở Việt Nam không có gì mới. Nó là sự giao thoa văn hóa đặc sắc trong Công giáo của người Việt Nam. Cũng như việc chúng ta “kính nhớ ông bà tổ tiên” vậy, đó từng là một trong những vấn nạn lớn trong lịch sử truyền giáo và có lúc bị Giáo hội ngăn cấm. Mãi cho tới năm 1939, với Huấn thị Plane Compertum Est, một đường hướng mới mẻ và nhất quán đã thực sự được Giáo hội khai mở cho cuộc hội nhập văn hoá về việc tôn kính tổ tiên.⁉️Để trả lời cho câu hỏi: Con rồng là một quái vật, là biểu trưng sức mạnh của ma quỷ. Tại sao lại trưng con rồng? Không lẽ chúng ta thờ rồng?
🙏 Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, bản dịch tiếng Việt của HĐGMVN số 344 có nói: “Nếu muốn vẽ hoặc thêu những biểu tượng dân tộc, thì phải liệu sao cho những biểu tượng này có mầu sắc Kitô giáo, ví dụ, muốn dùng hình ảnh cây tre, khóm trúc, con rồng, thì phải thêm vào cây thánh giá hay một hình ảnh nào biểu thị những thực tại thánh thiêng.” 🙏Một bài viết khá hay của tu sĩ Lm. Vinh Sơn Trần Văn Duy, CSC của Dòng Thánh Tâm Huế về “Hình ảnh con rồng trong Huy Hiệu Dòng Thánh Tâm Huế”. http://dongthanhtam.net/…/hinh-anh-co… …”Nếu chúng ta cứ khăng khăng theo quan điểm kinh thánh để kết luận rồng là ma quỷ, là sự dữ thì trước tiên chúng ta đã thiếu hiểu biết đầy đủ về Kinh Thánh. Và nếu vậy thì Giáo hội truyền giáo đến Việt Nam làm gì? Dân này là con rồng cháu tiên mà! Chúng ta cũng là dòng giống ma quỷ hay sao? Không. Chúng ta là con cái Thiên Chúa cơ mà!”
Mặt nhật được sử dụng giống với mặt nhật mà Hoàng hậu đã tặng Đan viện Thiên An Huế. Bạn có thể đến thăm lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương Hoàng hậu tại Đà Lạt sẽ thấy nét đẹp Á đông được Hoàng hậu sử dụng cho ngôi mộ của một người Công giáo.