Kitô Hữu

Kitô Hữu

KITÔ HỮU

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

1. Lần kia, có một vị linh mục dòng giảng tĩnh tâm cho các linh mục Tổng Giáo phận TP. HCM, ngài nói: “Kitô là Chúa Kitô, hữu là có, Kitô hữu là người có Chúa Kitô! Có lẽ không ít người cũng hiểu “hữu” nghĩa là có. Vậy có đúng không?

2. Tìm hiểu ý nghĩa hai chữ “Kitô” và “hữu”

2.1. Kitô: Phiên âm từ tiếng Latinh là Christus, chữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Khristos (nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Thuật từ Khristos có nguồn gốc từ tiếng Aram là Meshiha và Hipri là Mashiah (Đấng Được Xức Dầu) do động từ mashah có nghĩa là xức dầu (Hy Lạp: khriein). Tiếng Hipri là ngôn ngữ duy nhất không sử dụng thuật từ Kitô, nhưng thay thế thuật từ này bằng danh xưng “người Nazareth” (Notzri), người ngoại giáo đã biến từ ngữ “Đấng Được Xức Dầu”, là phẩm tính của Đấng Mêsia, thành một danh từ riêng.

2.2. Hữu: Có 7 chữ này:  (), , mỗi chữ có nghĩa khác nhau, không thể lẫn lộn được:

(I) dt. (1) Bạn: hảo hữugiáo hữuđt. (2) Kết bạn; (3) Hoà thuận; (4) Tương thân tương ái: hữu ái; (4) Tình bạn: hữu nghịhữu tìnhtt. (5) Thuộc về mối quan hệ tốt: hữu bang (nước bạn), hữu quân (binh sĩ bạn).

(II) đt. (1) Có: Hữu íchĐấng Tự Hữu; (2) Làm chủ: Sở hữu; (3) Có lần: Hữu nhất thiên (vào ngày nọ); (4) Đo được: Thuỷ hữu tam mễ đa thâm (nước sâu hơn 3 mét); (5) (cổ văn) Cộng thêm: Nhị thập hữu ngũ niêndt. (6) Họ Hữu; trt. (7) Có, đã có; (8) Xin (mời): Hữu thỉnhtt. (9) Phú túc.

(III) dt. (1) Bên phải: Kháo hữu tẩu (giữ bên mặt mà đi); (2) Về phương vị là phía tây: Sơn hữu (phía tây của núi); đt. (3) Bảo thủ: Hữu phái.

(IV)  đt. (1) Bảo hộ: Bảo hữu; (2) Giúp đỡ.

(V)  (Còn đọc là hựu): đt. Thần giúp.

(VI)  (): dt. Nguyên tố Europium, Eu.

(VII) dt. Chuồng nhốt súc vật nuôi chơi; vườn nuôi thú để chơi.

Trường hợp Kitô hữu, hữu là chữ , có nghĩa là bạn.

3. Ý nghĩa của từ “Kitô hữu”

3.1. Trong Tân Ước, thuật từ Kitô hữu (Hy Lạp: Christianos; La Tinh: Christianus) được nhắc đến lần đầu vào năm 43 sau công nguyên tại Antiôkhia trong sách Tông đồ Công vụ: “Chính tại Antiôkhia mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu” (Cv 11,26) và được sử dụng 2 lần nữa trong Cv 26,28 và 1 Pr 4,16.

Thực ra, thuở đầu, những người theo Chúa Giêsu tự xưng hoặc gọi nhau bằng nhiều danh xưng khác nhau như “tín hữu”, “tín đồ”, “các thánh”, “người được chọn” hoặc “người được gọi (ecclesia)”[1]. Người Do Thái thì gọi họ là “những người Nazareth”, “bọn Nazareth” (Hipri: Notzri), bởi vì Chúa Giêsu đến từ xứ Nazareth, vì vậy Chúa thường được gọi là Giêsu người Nazareth (Yeshua Ha-Natzerat) [2]. Người ngoại giáo thì gọi họ là Christianos “những nô lệ của Đức Kitô” hay “những nô lệ của Đấng được xức dầu” (tiếp vĩ ngữ –ianos trong tiếng Hy Lạp thường được dùng để chỉ người nô lệ của người có tên được ghép trước nó). Dù rằng Thánh Phaolô vẫn thích xưng mình là “tôi tớ của Đức Kitô Giêsu” (Rm 1,1) nhưng thuật từ Christianos lúc đầu đã được người Hy Lạp và La Mã sử dụng với thái độ khinh miệt. Có lẽ vì thế mà Tân Ước chỉ đề cập đến từ này có 3 lần mà thôi và Sách Thánh không hề sử dụng từ Christianismos (Kitô giáo). Tuy nhiên, về sau chính những người theo Chúa Giêsu cũng đã sử dụng từ này với ý nghĩa tích cực, ít nhất là giữa những người đồng đạo với nhau [3].

Như vậy, nguyên nghĩa của Christianos là “nô lệ của Đấng được xức dầu” hay “tôi tớ của Đức Kitô”, rồi về sau có những nghĩa là: dt. (1) Kitô hữu, tín đồ Kitô giáo; (2) Giáo đồ Kitô, môn đệ Đức Kitô; tt. (3) Theo giáo huấn của Chúa Kitô, hoặc biểu lộ những đức tính hay tinh thần của Chúa Kitô, (4) (thuộc) Kitô giáo [4].

Christianos, trong tiếng Việt có nhiều cách dịch khác nhau như “bổn đạo Kirixitô [5]”, “Cơ-đốc nhân [6]”…, nhưng thuật từ Kitô hữu được dùng khá phổ biến. Kitô hữu ở đây không thể dịch là “có Chúa Kitô” được, vì Kitô là danh từ, hữu nếu hiểu là có (), thì là động từ, nghĩa là “Kitô có”, làm sao hiểu là “có Kitô” được? Cũng giống như từ giáo hữu, chúng ta không thể cắt nghĩa là “có đạo” được. Trong từ Kitô hữu, hữu () là bạn, nghĩa là bạn Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã nói: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15). Nên thuật từ Kitô hữu trong tiếng Việt rất hay, nói lên quan hệ thân mật với Chúa Giêsu. Tiếng Hoa dịch là Kitô đồ (Cơ-đốc đồ 基督徒), đơn thuần chỉ nói lên quan hệ thầy trò và quan hệ trên dưới với Chúa.

3.2. Chúng ta cũng nên nhớ, thời xưa chúng ta dùng chữ tượng hình của người Hán, nên dễ phân biệt ý nghĩa của mỗi chữ. Nay chữ Việt là chữ phiên âm, cùng một âm có thể có nhiều chữ khác nhau, như trong trường hợp từ Kitô hữu, âm “hữu” có 7 chữ Hán, mỗi chữ có nghĩa khác nhau. Chúng ta dễ lầm lẫn lấy ý của chữ này gán cho chữ nọ. Cho nên trước ngày giải phóng, khi viết từ Hán Việt, người ta thường thêm dấu gạch nối giữa các chữ để biết rõ mỗi chữ trong thuật từ đó có ý riêng của nó. Ví dụ thuật từ giáo-hữu (), người ta biết chữ hữu đó là bạn, chứ không phải là có hay bên phải, bên mặt ()…

4. Một số định nghĩa về Kitô hữu

4.1. Thánh Phêrô định nghĩa Kitô hữu là “những người đang sống trong Đức Kitô” (x. 1 Pr 5,14). Khi tham gia đời sống Kitô giáo, mọi tín hữu đều thông phần vào những chân lý, những mầu nhiệm như nhau. Họ trở thành chi thể của Chúa Kitô và thành phần dân Thiên Chúa, thông dự cùng một Thánh Thần và làm con Chúa Cha. Vì vậy, Thánh Phaolô khi định nghĩa Kitô hữu là “những ai ở trong Đức Kitô” (x. Rm 8:1-2), thì ngài cũng quy chiếu vừa vào Chúa Kitô vừa vào Chúa Thánh Thần: “Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô thì không thuộc về Ngài” (Rm 8,9). Còn Thánh Justinô ngoài việc xưng Kitô hữu là “anh em”, hoặc những “kẻ được soi sáng”. Ngài lại thích định nghĩa Kitô hữu là “môn đệ” (Dial.17,1). Thánh nhân mô tả mình như là thành phần của cộng đoàn Kitô hữu, “môn đệ” của “giáo huấn tinh tuyền và chân thật của Chúa Giêsu” (Dial.35). Mẹ Têrêsa Calcutta đã định nghĩa: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”. Trao ban không có nghĩa là mất đi, nhưng đó là phương thức tốt nhất để giữ lại những gì mình đã cho đi, để trở nên chính mình hơn. Những gì mình thực sự sở hữu chính là những cái mình đã cho đi, mà sở hữu lớn lao nhất là chính sự sống mình. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39).

4.2. Từ điển Webster-Online định nghĩa: “Kitô hữu là người tin Chúa Giêsu là Đấng Kitô và là thành viên của một giáo phái Kitô giáo [7]”.

Từ điển Wikipedia định nghĩa: “Kitô hữu là người theo Đạo Chúa Kitô (Kitô giáo), một tôn giáo độc thần đặt trọng tâm vào cuộc đời và lời giảng dạy của Đức Giêsu Kitô, Đấng được trình bày trong Tân Ước, được giải thích bởi các Kitô hữu và đã được tiên báo trong Cựu Ước – Thánh Kinh của người Do Thái[8]”.

4.3. Cha Karl Rahner thì định nghĩa Kitô hữu là “người nghe theo Lời [9]”, trong khi một số nhà thần học khác cho rằng Kitô hữu là “người chấp nhận kinh Tin Kính của Công đồng Nicêa”. Tín biểu này đã được các Giáo hội Công giáo, Chính Thống, Anh giáo, Tin Lành phái Luther và tất cả các Giáo hội Tin Lành chính khác chấp nhận.

4.4. Giữa các giáo hội Kitô giáo còn có sự dị biệt trong định nghĩa về Kitô hữu. Một số tin rằng để là Kitô hữu, “cá nhân phải lãnh nhận phép Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội”. Một số khác cho rằng cần thiết “phải tin và chấp nhận cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô”. Một số khác nữa thì đơn giản cho rằng Kitô hữu là “người nỗ lực bước theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô”. Giáo hội Công giáo, Chính Thống và rất nhiều phái Tin Lành định nghĩa Kitô hữu là người đã gia nhập giáo hội qua việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người để cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi và sự chết, và ban cho con người sự sống mới là được làm con cái Thiên Chúa. Trong các giáo hội này, trẻ em đã rửa tội cũng là Kitô hữu – với hy vọng rằng khi đủ tuổi lớn khôn các em sẽ tự quyết định chọn lựa xác tín cá nhân của mình.

4.5. Công đồng Vatican II khi muốn định nghĩa Kitô hữu là gì, đã lấy chính Đức Kitô để làm công việc này. Đó thật là hiển nhiên vì Kitô hữu là người thuộc Đức Kitô, bởi Đức Kitô mà ra. Do vậy, Công Đồng nói: “Kitô hữu (là người) công khai tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thiên Chúa, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, để làm vinh danh Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần.[10]”

Tóm lại: Danh từ Kitô hữu nói chung và người Công giáo nói riêng, hiểu theo nghĩa là một tín đồ lý tưởng gương mẫu như các vị thánh. Tín hữu nào không sống đúng theo lý tưởng của đạo, thì đó là điều đáng tiếc, nhưng cũng dễ hiểu, vì con người hãy còn sống trong thế giới nhiễm tội. Dẫu sao hiện trạng đó không làm mất tính chất thánh thiện của chính tôn giáo. Vậy có thể nói: Kitô hữu là người tin theo Đức Kitô trong mọi sự. Đời họ là một đời tận tình nhất quyết kết hợp với Đức Kitô, đi theo và bắt chước đức Kitô, Anh Cả, Vị Cứu Tinh, đồng thời là Chúa mọi người. Kitô hữu sống động bởi Đức Kitô. Chúa là gương mẫu của họ về mọi phương diện, trong mọi hoàn cảnh cuộc đời, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi gặp hiểm nguy cũng như lúc bị cám dỗ và trong lúc sầu khổ của giờ chết, Kitô hữu đều có thể nhìn lên Đức Kitô đã đi trước và dạy cho họ biết cách thức đi tới Thiên Chúa [11].

5. Kết luận

Kitô hữu có nghĩa là bạn Chúa Kitô, chữ “hữu” là danh từ chỉ người, vậy “Kitô hữu” đã là một thuật từ hoàn chỉnh, thì không nên thêm chữ “người” vào trước từ “Kitô hữu” như nhiều người viết là “người Kitô hữu”.

Tiếng Việt có rất nhiều chữ có nguồn gốc từ chữ Hán, muốn hiểu rõ nghĩa của những chữ này thì cần biết chữ Hán. Các nhà sư của Phật giáo thường học thêm chữ Hán, chúng ta chưa có điều kiện làm như thế thì nên có cuốn từ điển Hán Việt để tra cứu.

Nguồn: simonhoadalat.com