BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ

“Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức”

Mỗi người có 1 suy nghĩ riêng, 1 quan điểm riêng về phạm trù được gọi là ” Đạo đức”. NHƯNG trong số đó có phải ai cũng nghĩ đúng??? Hay vẫn có những người còn có những suy nghĩ lệch lạc và họ dần dần đánh đổi cái gọi là VÔ GIÁ ấy…

Câu chuyện về một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học sau đây, sẽ chứng minh cho mọi người thấy được cái giá mà chúng ta phải đánh đổi cho những sai lầm bồng bột nhất thời của mình:

Một sinh viên trẻ, sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống mới với những thách thức khi tìm việc làmTrải nghiệm cảm giác vừa đi học vừa đi làm đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Sau 1 thời gian sống ở Pháp, với kinh nghiệm đi xe công cộng hàng ngày, cô đã phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây HOÀN TOÀN theo tính tự giác, có nghĩa là bạn có thể đặt vé đến 1 địa điểm nào đó  theo lịch trình đã định, các bến xe ở đây đều mở cửa và không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến tính năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp. 

Phát hiện được lỗ hổng kiểm soát này, với khả năng tư duy của mình, cô bắt đầu suy luận và ước tính tỉ lệ bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.

Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé và tự nhủ với bản thân rằng: “Mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.” Hành động ấy cứ tiếp tục diễn ra hàng ngày theo đúng kế hoạch của cô và rất suôn sẻ. Và rồi:

Bốn năm sau đó, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá nổi tiếng ở Pháp, cùng với kinh nghiệm đã từng làm thêm ở ngoài, cô vô cùng tự tin với khả năng của mình và quyết định nộp đơn xin việc đến những công ty lớn có tiếng. 

Với những lợi thế và ưu điểm cô có được, cô nhanh chóng được nhận vào làm việc cho những công ty cô xin, nhưng không hiểu vì lí do gì, những công ty này lúc đầu rất nhiệt tình và kính nể cô nhưng về sau đều từ chối cô và không nhận cô làm việc nữa. Bị từ chối liên tiếp khiến cô tức tối và không cam chịu. Cô nghĩ nhất định những công ti này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.

Và rồi, khi bị từ chối bởi công ty thứ n, cô đã trực tiếp đến bộ phận quản lí nhân lực của công ty và yêu cầu đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết quả khiến cô choáng váng khi nghe 1 lý do hết sức vô lý và không ngờ đến.

“Thưa cô, chúng tôi hoàn toàn không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng về trình độ học vấn và kinh nghiệm sẵn có của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà công ty chúng tôi đang tìm kiếm.”

“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”

“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”

“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”

“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến, vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giá, nên cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn tiếp tục trốn vé thêm 2 lần nữa.”

“Chỉ là khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”

“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”
“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi có thể sửa mà.”
“Không hề, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: “Một, cô là người không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quản lí và sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được mọi người tin tưởng. Trong khi rất nhiều công việc ở công ty chúng tôi, cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, ví dụ cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền quản lí. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi cần một người làm việc thật sự nghiêm túc và có thể yên tâm tin tưởng, nên chúng tôi không thể tuyển dụng cô. Tôi có thể chắc chắn rằng, không chỉ riêng đất nước chúng tôi, thậm chí cả Châu Âu này cô cũng sẽ không xin vào được nổi một công ty nào đâu.”

Cô nín lặng và bước ra khỏi phòng.

Đến lúc này cô mới ngộ ra và cảm thấy hối hận về việc mình đã làm. Cô chưa hề nghĩ rằng, chỉ 1 mánh khóe trục lợi nhỏ mà đã ảnh hưởng đến cả cơ hội làm việc và thành công của cô. 

Sau này, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc : “Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi sự tin tưởng và ủng hộ của người khác. Trên phương diệnviệc làm, những hành vi thiếu đạo đức như thế càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, đánh mất đi cái lợi lớn sau này, ảnh hưởng đến cả 1 tương lai phía trước. 

Nhắn nhủ nho nhỏ với các bạn đã đọc đến đây, rằng: “Có tất cả nhưng thiếu đạo đức thì cũng bằng không”

Hi vọng các bạn đọc qua câu chuyện này sẽ tự rút ra được phần nào đó kinh nghiệm cho chính bản thân mình.