Bí quyết tôn trọng khác biệt của nhau
Sau khi thành hôn, vợ chồng thường tìm thấy những khác biệt của nhau nhiều hơn, nên thường hay bực mình và cãi vã với nhau.
Vì thế Ca dao Tục ngữ có câu:
“Chồng con là cái nợ nần,
Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mềm.”
Muốn tôn trọng nhau, trước hết vợ chồng phải biết rõ cá tính mà Thượng Đế đã phú cho hai người khác nhau, để xây dựng, bổ túc nhau, hầu có một gia đình hạnh phúc và tốt đẹp ở trần gian. Sau đây là một số những khác biệt của hai vợ chồng cần phải nhẫn nhục.
1/ Người chồng:
– Thích chuyện xã hội, công danh, sự nghiệp, nghệ thuật, thể thao, ăn uống, ăn uống, và các tính nết khác như:
– Nóng nảy, hiền lành, chịu cực, đứng đắn, cao thượng, hài ước, can đảm, khéo tay, ca hát, văn nghệ. Thích làm những việc nặng nhọc.
– Tính tình đại khái, không để ý kỹ các chi tiết, lo cho vợ con ăn mặc bằng cách chịu khó đi làm. Lo tu sửa nhà cửa. Tục ngữ Phi Châu nói: Đàn ông chỉ thấy rừng xanh, còn đàn bà thấy cả cây lẫn lá.
– Việc gì đã xảy ra rồi, bỏ qua luôn, không muốn để ý nữa. Lo yêu vợ con bằng cách đi kiềm tiền, nói ít, trầm lặng. Ca dao có câu:
Thế gian được vợ hỏng chồng, đâu phải như rồng mà được cả đôi.
2/ Người vợ:
Ngày nay thích thời trang, tiền, vàng bạc, hột xoàn, đi chợ, làm việc thiện nguyện, nấu ăn cho chồng con. Ngày xưa thì:
Ta sang mình đã chồng rồi, để cốm ta mốc để hồng long tai.
– Muốn chồng lưu tâm đến mình, dễ giận, dễ vui, dễ buồn, để ý đến các ngày kỷ niệm của nhau, dễ cảm động trước mọi sự.
– Hay để ý và nhớ tới những điều mình đã chịu. Cất dấu các điều ấy vào hộc tủ, rồi lâu lâu lấy ra chì chiết chồng. Nói chuyện cũ.
– Thích nghe những lời nói ngọt ngào, nói yêu đương và thích được săn sóc, chiếu chuộng. Vì thế, nàng thường bị những anh Sở Khanh tìm cách chinh phục, quyến rũ, sa ngã rất đáng tiếc.
Vợ chồng nên nhớ rằng: Đàn ông hay thiên về lý trí, lý luận, thâm trầm còn đàn bà thiên về tình cảm và hay nói nhiều.
Lời Chúa trong Thư Phêrô dạy như sau: “Chị em là những người vợ hãy phục tùng chồng…Anh em là những người chồng nên hiểu rằng họ thuộc phái yếu; hãy tỏ lòng quý trọng họ. (x.1Pr 3,1-7)
Xin mời nghe một câu chuyện sau đây để sống hoà hợp với nhau: Khi Thượng Đế đã tìm nét tròn của mặt trăng, uốn éo của con rắn, mịn màng của hoa hồng, cái rơi hẹ nhàng của chiếc lá, nết hẹn thùng của con thỏ, tính hay phô trương của con công, vẻ lạnh lùng của băng tuyết, sức nóng của lửa để dựng nên người đàn bà đầu tiên.
Thượng đế hãnh diện nhìn ngắm công trình của mình, Ngài liền dẫn người đàn bà đến tặng cho người đàn ông. Tám ngày sau, người đàn ông ngượng ngùng dẫn người đàn bà đến trả lại cho Thượng đế và nói: Tôi xin trả lại nàng, tôi không thể chung sống với nàng được, vì nàng hay nói quá nhiều, hay kể chuyện cũ đủ thứ, dễ khóc, dễ cười, làm tôi điếc tai, nhức đầu, chẳng yên ổn tâm hồn chút nào!
Trời thông cảm, giữ nàng lại chờ xem. Tám ngày sau, chàng lại tới và thưa: Xin cho tôi lại người đàn bà, vì thiếu nàng tôi cảm thấy cô đơn lắm, đem ngày nhớ mong. Xin Ngài vui lòng trả lại.
Tám ngày từ từ trôi qua, chàng lại dẫn nàng đến xin Thương Đế : Thưa Ngài, tôi không thể chịu nổi những tính nết eo xèo của nàng được. Tôi quyết trả nàng luôn, và không thấy mặt nàng nữa.
Lần này, Thượng Đế nổi giận và nói:
Này anh kia, Hãy đem vợ anh lại lều và hãy tập nhịn nhục vợ anh ! Vì nếu Ta giữ vợ anh lại đây, tám ngày nữa anh lại đến làm phiền ta.
Chàng liền lủi thủi cùng nàng ra về, miệng lẩm bẩm nói: Khổ quá đi mất, tôi phải tập sống nhẫn nhục nàng mỗi ngày và tôi cũng không thể sống mà thiếu bóng nàng được ! (Truyện cô tích Ấn Độ)
Nhờ những khác biệt này đã giúp cho bao gia đình thêm hạnh phúc, nhưng cũng tạo ra bao cảnh phân ly cho vợ chồng; nếu hai người không biết nhịn nhục, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau.
“Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.”