Vatican News
Đức Thánh Cha khẳng định: “Toà Thánh luôn ở bên cạnh những ai đang đấu tranh để củng cố pháp quyền, nhân quyền và công bằng xã hội, để những nỗ lực của họ mở ra những con đường hy vọng mới hướng tới một tương lai liên đới, công bằng và hoà bình hơn cho tất cả các quốc gia trên trái đất”.
Đức Thánh Cha nhắc lại mục tiêu của tổ chức liên chính phủ này là thúc đẩy pháp quyền, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững, khuyến khích các sáng kiến để đảm bảo công lý có thể được tất cả mọi người tiếp cận, đặc biệt những người thiệt thòi trong xã hội. Vì thực tế, công bằng là điều kiện thiết yếu để đạt được sự hòa hợp xã hội và tình huynh đệ phổ quát, và là đức tính cần thiết để xây dựng một thế giới trong đó xung đột chỉ được giải quyết một cách hòa bình, không có quyền của kẻ mạnh hơn nhưng là sức mạnh của luật.
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thật không may, còn lâu chúng tôi mới đạt được mục tiêu này. Thực tế, bạo lực gia tăng, hậu quả của biến đổi khí hậu, tham nhũng và bất bình đẳng không biện minh cho một ngoại lệ tối thiểu, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng đối với việc áp dụng pháp quyền, vốn phục vụ con người và có ý định bảo vệ nhân phẩm, và điều này không cho phép có ngoại lệ. Hơn nữa, một quan niệm sai lầm về con người đang lan rộng trong các nền dân chủ, làm suy yếu việc bảo vệ mọi người và dần dần mở ra cánh cửa cho những lạm dụng nghiêm trọng với hình thức bên ngoài dường như là tốt”.
Ở điểm này Đức Thánh Cha đề cập đến vai trò của chính quyền trong việc bảo đảm pháp quyền. Theo đó, các cơ quan thực thi pháp luật đóng một vai trò thiết yếu trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, đổi mới niềm tin và tính hợp pháp của quản trị công, chống lại sự bất bình đẳng, thúc đẩy việc bảo vệ các quyền cơ bản của người dân. Hơn nữa còn phải khuyến khích quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển luật pháp và chính sách đáp ứng nhu cầu thực sự của họ, từ đó góp phần tạo ra một thế giới trong đó tất cả mọi người được tôn trọng