Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Về sắc lệnh của Tòa n Giải nới rộng các điều kiện để nhận được ơn toàn xá, ngay cả khi không xưng tội và rước lễ (cho đến khi hai điều kiện này có thể được thực hiện về thể lý), liệu việc nới rộng này đã được thực hiện trước đây không? Vẻ đẹp của đặc ân này là hàng ngày chúng ta có thể lần chuỗi Mân côi, cầu nguyện cho sự chấm dứt đại dịch, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha của chúng ta, và hưởng một ơn toàn xá. Tôi mong ước cả thế giới biết điều này và sẽ sử dụng thời gian hiện tại, để giúp đỡ nhiều hơn cho các linh hồn trong luyện ngục. Và ai mà biết được, Chúa nhân từ của chúng ta sẽ có thể giữ một trong các ơn toàn xá này trong ngân hàng cho chúng ta, khi chúng ta có thể cần đến nó! – T. B., Courtenay, British Columbia, Canada.
Đáp: Trước tiên, chúng tôi phải trình bày văn bản của sắc lệnh nói trên:
“Ơn toàn xá được ban cho các nạn nhân mắc bệnh Covid-19, thường được biết đến với tên gọi là coronavirus, cho các nhân viên y tế, thành viên gia đình và tất cả những người trong mọi khả năng, kể cả cầu nguyện, chăm sóc cho họ.
“Anh em hãy hân hoan trong hy vọng, nhẫn nại trong khốn khó và trung thành trong nguyện cầu” (Rm 12:12). Những lời được Thánh Phaolô viết cho Hội Thánh ở Rôma đang vang vọng suốt giòng lịch sử của Hội Thánh, và đang hướng dẫn phán đoán của tín hữu trước tất cả mọi đau khổ, bệnh nạn và tai ương.
“Trong thời khắc hiện nay, thời khắc mà toàn thể nhân loại, bị đe dọa bởi một thứ bệnh vô hình và âm ỉ, mà hiện nay đôi khi đã quen thuộc với tất cả đời sống của chúng ta, ngày ngày đang ghi dấu bởi những nỗi sợ hãi buồn thương, những mối bất ổn và nhất là bởi tràn lan những niềm khổ đau cả về thể lý lẫn luân lý.
“Hội Thánh, theo gương của Vị Thầy Thần Linh, luôn hết lòng chăm sóc cho bệnh nhân. Như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ vẽ, giá trị nơi đau khổ của con người có tính cách lưỡng diện: “Nó có tính cách siêu nhiên, vì nó bắt nguồn từ mầu nhiệm thần linh Cứu Chuộc thế giới, đồng thời nó cũng mang chiều kích sâu xa về nhân bản, vì nơi nó con người khám phá ra chính bản thân mình, nhân tính của mình, phẩm giá của mình, sứ vụ của mình” (Tông thư Salvifici Doloris, số 31).
“Cả Đức Thánh Cha Phanxicô nữa, trong những ngày gần đây, đã tỏ ra lòng gắn bó hiền phụ của mình, và đã lập lại lời ngài mời gọi không ngừng cầu nguyện cho những ai bị nhiễm bệnh Coronavirus.
“Để tất cả những ai đang chịu đau khổ bởi dịch bệnh COVID-19, ở trong chính mầu nhiệm đau khổ ấy, được tái nhận thức “nỗi đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô” (cùng nguồn, 30), Tòa n Giải này, nhờ quyền bính của Đức Thánh Cha (ex auctoritate Summi Pontificis), tin tưởng vào lời Chúa Kitô và bằng tinh thần đức tin, cứu xét thứ dịch bệnh đang diễn ra này, một thứ bệnh cần phải sống bằng một tinh thần hoán cải riêng tư, ban tặng ơn toàn xá như được sắp xếp sau đây.
“Ơn Toàn Xá được ban cho thành phần tín hữu đang bị Coronavirus, những con người đang bị cách ly theo lệnh của thẩm quyền y tế, ở trong các bệnh viện hay ở nhà riêng của họ, miễn là, bằng một tinh thần xa lánh hết mọi tội lỗi, họ kết hiệp một cách thiêng liêng, qua truyền thông, vào việc cử hành Thánh Lễ, vào việc lần chuỗi Mân Côi, thực hành việc đạo đức Viếng Đàng Thánh Giá, hay các hình thức tôn sùng khác, hoặc ít là họ đọc Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và một lời nguyện cầu sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, hiến dâng cơn thử thách này, bằng tinh thần đức tin nơi Thiên Chúa và bác ái với anh chị em mình, với ý muốn hoàn tất các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu theo ý Đức Thánh Cha), sớm bao nhiêu có thể.
“Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, các phần tử trong gia đình và tất cả những ai, theo gương của Người Samaritanô nhân lành, bản thân có cơ nguy bị lây nhiễm, chăm sóc cho bệnh nhân bị Coronavirus, theo những lời của Đấng Cứu Chuộc thần linh: “Không có tình yêu nào cao cả hơn là hiến mạng sống mình vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13), sẽ nhận được cùng Ơn Toàn Xá này, với các điều kiện giống như thế.
“Tòa n Giải này cũng sẵn lòng ban Ơn Toàn Xá, với các điều kiện tương tự, trong trường hợp dịch bệnh toàn cầu hiện nay, cho cả những tín hữu thực hiện một lần Viếng Thánh Thể, hay chầu Thánh Thể, hoặc đọc Thánh Kinh ít là nửa giờ, hay lần hạt Mân Côi, hoặc Đi Đàng Thánh Giá, hay lần Chuỗi Kinh Thương Xót, để nài xin Thiên Chúa Toàn Năng chấm dứt dịch bệnh này, an ủi những ai bị nhiễm lây và ban ơn cứu độ đời đời cho những ai được Chúa gọi về với Ngài.
“Hội Thánh cầu nguyện cho những ai không thể lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cùng với Của Ăn Đàng, bằng cách ký thác từng người và hết mọi người cho Lòng Thương Xót thần linh, nhờ mối liên kết các thánh cùng thông công, và bằng cách ban cho thành phần tín hữu này một Ơn Toàn Xá vào giờ chết, miễn là họ dọn mình xứng đáng và đã từng đọc một ít kinh nguyện trong cuộc đời của họ (trong trường hợp Hội Thánh bù đắp cho 3 điều kiện cần phải làm). Để có được ân xá này cần phải sử dụng tượng chịu nạn hay cây Thánh Giá (xem Enchiridion indulgentiarum, số 12.)
“Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh, Sinh Lực của Bệnh Nhân và là Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu, Vị Biện Hộ của chúng ta, giúp nhân loại đang trải qua khổ đau, bằng cách cứu chúng ta khỏi sự dữ của dịch bệnh này, và chuyển cầu cho chúng ta được hết mọi sự thiện cần cho phần rỗi và việc thánh hóa của chúng ta.
Sắc lệnh này có hiệu lực bất kể những gì trái ngược. Ban hành tại Rôma, nơi Tòa n Giải, ngày 19-3-2020.” (bản dịch Việt ngữ của Cha Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh.)
Bạn đọc của chúng tôi hỏi liệu việc nới rộng các điều kiện để nhận được ơn toàn xá, liên quan đến việc xưng tội và rước lễ, đã được thực hiện trước đây chăng.
Thông thường, để nhận được ơn toàn xá, người ta phải rước lễ cùng ngày với hành vi được ban ơn toàn xá, và xưng tội khoảng 20 ngày trước hoặc sau. Trong trường hợp này, các điều kiện ấy có thể được hoãn lại cho đến khi có thể về thể lý.
Mặc dù không được chỉ định, nhưng có vẻ hợp lý trong sự nhượng bộ rằng có thể hưởng được một ơn toàn xá mỗi ngày trong đại dịch, và rằng các điều kiện sẽ được chu toàn bằng một lần xưng tội và rước lễ khi điều này trở nên khả thi về thể lý.
Ơn toàn xá này có thể được áp dụng cho chính mình, đặc biệt là khi nguy tử, hoặc cho một linh hồn trong luyện ngục. Mặc dù không phải là một điều kiện, nhưng có vẻ thích hợp để áp dụng ơn toàn xá cho các người đã chết vì căn bệnh này.
Mặc dù việc nới rộng hiện nay của các điểu kiện hưởng ơn toàn xá là mới và thích ứng với điều kiện hiện tại, nhưng nó không phải là chưa từng có trước đây. Theo một cách nào đó, nó được ngụ ý trong ơn toàn xá này về lúc nguy tử, mà khi không có linh mục, Hội Thánh ban cho các tín hữu, “miễn là họ dọn mình xứng đáng và đã từng đọc một ít kinh nguyện trong cuộc đời của họ (Cẩm nang n xá, số 28).”
Ơn toàn xá này là trường hợp duy nhất khi một ơn toàn xá có thể được hưởng hai lần trong một ngày: “Các tín hữu Kitô có thể có hưởng một ơn toàn xá được đề cập ở đây lúc nguy tử (in articulo mortis), cho dù họ đã nhận được một ơn toàn xá khác cùng ngày rồi. Việc ban ơn toàn xá này, ở số 28, được lấy từ Tông hiến Indulgentiarum Doctrina (học thuyết về các ân xá), số 18, do Giáo hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành của giáo hoàng, khi giáo dân nguy tử, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ có thể được ban một lần trong cùng một cơn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh và ơn toàn xá lần nữa, khi hấp hối.
Các phép lành Toà thánh và ơn toàn xá lần đầu tiên được ban cho các Thập tự quân, hoặc cho các người hành hương bị chết trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Các Giáo hoàng Clement IV (1265-1268) và Grêgôriô XI (1370-1378) đã mở rộng ơn toàn xá cho các nạn nhân của bệnh dịch hạch. Việc ban ơn toàn xá đã trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn bị giới hạn về thời gian, hoặc được dành cho các Giám mục để tương đối ít người được hưởng ơn toàn xá. Điều này đã khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV (1740-1758) ban hành tông hiến Pia Mater vào năm 1747, trong đó ngài đã ban năng quyền cho tất cả các Giám mục, cùng với khả năng tái uỷ quyền cho các linh mục.(Zenit.org 16-6-2020)
Nguyễn Trọng Đa