CÂU TRẢ LỜI HAY CỦA LÝ HÀI
Bắc phương sứ giả là Lý Hài đi đến nước Lương, Lương Võ đế cùng với ông ta đi du ngoạn các nơi, ngẫu nhiên đi đến chỗ phóng sinh, Võ đế hỏi Lý Hài:
– “Nước nhà của ông cũng có phóng sinh chứ ?”
Lý Hải trả lời:
– “Không bắt và cũng không thả”.
Võ đế mặt lộ nét hổ thẹn.
Suy ngẫm:
Phóng sinh là một hành động nhân đạo, người ta có thể phóng sinh những con chim bồ câu, hay những con chim khác trong những ngày đại lễ để bày tỏ tấm lòng hiếu sinh, nhưng không ai muốn phóng sinh những con người bị mình bắt làm nô lệ: nô lệ lao động, nô lệ tình dục, nô lệ khổ sai…
Có người thích phóng sinh những con vật và tỏ lòng tiếc thương chúng nó, nhưng không thích tha nợ cho người nghèo; có người không thích sát sinh, nhưng lại thích mạt sát và hành hạ người giúp việc thậm tệ; có người thích khuyên bảo người khác làm việc thiện bằng cánh phóng sinh vài con chim én, nhưng đồng thời cũng xúi giục người khác đâm chém chửi bới nhau…
Phóng sinh là một cử chỉ hiếu sinh, nhưng bày tỏ cử chỉ hiếu sinhh bên ngoài thì chỉ là hình nộm mặc áo mà thôi, người tốt kẻ xấu ai cũng có thể làm được.
Có bắt vào thì mới có thả ra, không bắt thì lấy đâu mà thả, cho nên cái triết lý nhân sinh là ở đó: không bắt thì không thả, đó là cách sống an vui tự tại của người Ki-tô hữu vậy.
Không bắt không thả cũng giống như không làm điều xấu thì không hối hận vậy…
St.