Chính phủ Anh tổ chức sự kiện dựa trên các hội nghị cấp Bộ trưởng trước đây do Hoa Kỳ tổ chức trong các năm 2018 và 2019, và Ba Lan vào năm 2020. Hội nghị cũng tập hợp các thành viên của Liên minh Quốc tế về Tín ngưỡng hoặc Tự do Tôn giáo (IRFBA), một liên minh gồm 36 quốc gia được thành lập vào năm 2020, cùng đưa ra các hành động phối hợp để bảo vệ những người trên thế giới bị đàn áp hoặc phân biệt đối xử vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
Khi mức độ nghiêm trọng và quy mô của các vi phạm và lạm dụng tự do tôn giáo và tín ngưỡng tiếp tục gia tăng ở một số quốc gia, sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức về những thách đố hiện tại đối với quyền cơ bản của con người, mối liên hệ của nó với các quyền con người khác, và về các cách thực hành tốt nhất trong việc ngăn ngừa vi phạm và bảo vệ quyền này.
Hội nghị mong muốn khuyến khích các nước đối tác và các bên liên quan, cũng như các chuyên gia nhân quyền, xã hội dân sự, học viện và các nhóm tín ngưỡng, cùng hành động thông qua trao đổi các thực hành tốt, xây dựng các cam kết chung và sử dụng kinh nghiệm của Anh trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền.
Cuộc gặp gỡ cũng tìm cách tăng cường tiếng nói và xây dựng khả năng của những người bảo vệ tự do tôn giáo, bao gồm các tổ chức dựa trên tín ngưỡng, và nhằm mục đích truyền cảm hứng cho các lãnh đạo và người trẻ tương lai, đồng thời xây dựng và củng cố các liên minh toàn cầu về hành động tập thể.
Liên quan đến những thách đố, Hội nghị sẽ xác định những gì đang hoạt động ở các quốc gia khác nhau; khám phá nơi và làm thế nào để áp dụng các bài học và cách tiếp cận mới; và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để đấu tranh và bảo vệ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng trên toàn thế giới.
Một loạt các sự kiện bên lề xã hội dân sự được điều phối bởi Diễn đàn Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Vương quốc Anh, một nhóm gồm hơn 70 nhóm xã hội dân sự, các tổ chức tín ngưỡng và Các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, sẽ tạo điều kiện cho nhiều người tham gia thảo luận về vấn đề này.