Theo Điều tra nhanh của UNICEF về Tình hình Trẻ em và vị thành niên năm 2022, so sánh với các cuộc điều tra năm 2020 và 2021, thì việc làm không ổn định và thu nhập không đủ của các gia đình có trẻ em là những yếu tố chính quyết định tình trạng này. Theo khảo sát này, cứ ba hộ gia đình thì có một hộ không thể trang trải các chi phí hiện tại và 50% không thể trang trải chi phí học tập, bao gồm cả việc mua sách và tài liệu.
Việc thiếu các nguồn lực cũng ảnh hưởng đến sức khỏe: cứ bốn gia đình thì có một gia đình ngừng đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ, gần 20% ngừng mua thuốc. Ngoài ra, hơn 30% phải dùng đến tiền tiết kiệm hoặc xin tiền người thân để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Đối mặt với tình trạng thiếu thốn, 20% hộ gia đình đã phải vay nợ, chủ yếu là vay ngân hàng hoặc các công ty không chính thức, gây thêm áp lực lên thu nhập khả dụng của họ.
Ông Luisa Brumana, Trưởng đại diện UNICEF tại Argentina cho biết: “Hệ thống bảo vệ thu nhập vẫn là trụ cột trung tâm để bảo vệ các gia đình dễ bị tổn thương nhất.” Ông nói: “Trong các tình huống khủng hoảng kinh tế, nhà nước phải đảm bảo rằng trẻ em và thanh thiếu niên được bảo vệ thông qua ngân sách và chính sách bao gồm, cho phép họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và cơ cực.”
Theo báo cáo, nguy cơ mất an ninh lương thực cũng đe doạ 36% gia đình có trẻ em khi họ ngừng mua thực phẩm vì không có tiền.
Trong trường hợp người cha không sống trong gia đình, thì áp lực về thu nhập sẽ tăng thêm: cứ hai phụ nữ thì có một phụ nữ nói rằng họ không nhận tiền cấp dưỡng cho con cái, trong khi tỷ lệ này tăng lên 63% nếu tính cả những người chỉ thỉnh thoảng nhận. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn ở những gia đình dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.