Đào tạo con người toàn diện trong các chiều kích khác nhau
Văn bản đề ngày 13 tháng 5, trước hết nhắc lại rằng sự phát triển của kỹ thuật truyền thông kỹ thuật số, kể từ đầu những năm 2000, đã thay đổi văn hóa học thuật và các phương pháp giáo dục và học tập. Tòa thánh đã lưu ý đến sự phát triển này, đặc biệt thông qua Tông hiến Veritatis Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó đã cho phép một số học viện khoa học tôn giáo cấp cao được tổ chức các khóa học trực tuyến, với điều kiện chú ý đến “sự đào tạo toàn diện của con người trong các chiều kích khác nhau (trí tuệ, văn hóa, tinh thần)”. Chất lượng của các mối quan hệ trong cộng đoàn đại học vẫn là một khía cạnh cơ bản.
Có thể giảng dạy từ xa một phần của khóa học
Giờ đây, các phân khoa và Đại học của Giáo hội có khả năng, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Bộ, thiết lập các quy định về việc giảng dạy, trong đó, theo Huấn thị, “một phần của các khóa học có thể được thực hiện dưới hình thức giảng dạy từ xa”. Mục đích của Huấn thị là “đưa ra các hướng dẫn và quy tắc cho việc áp dụng” phương pháp này.
Tóm lại, các cấp học sẽ được thực hiện theo hình thức trực tiếp và với tương quan trực tiếp giữa giáo sư và sinh viên, giữa các sinh viên và qua việc sử dụng thư viện, và chỉ một phần nhỏ có thể được giảng dạy online.
Giảng dạy, hỗ trợ và đánh giá
Huấn thị cũng xác định đòi buộc rằng mỗi sinh viên đăng ký học từ xa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành chính cần thiết và xác nhận các tín chỉ của họ bằng cách thực hiện các kỳ thi được tổ chức trong khóa học. Nhưng chân trời đào tạo cũng phải tính đến chiều kích mục vụ và sự hiệp nhất của con người.
Do đó, ba yếu tố thiết yếu của việc giảng dạy, hỗ trợ và đánh giá phải được tính đến trong động lực tham gia của sinh viên học từ xa, những người phải có khả năng tương tác với giáo viên và các học viên khác.
Mở rộng việc đào tạo từ xa cho những người hoạt động truyền giáo
Tài liệu khuyến nghị: “Các phân khoa của Giáo hội có thể mở rộng việc đào tạo của họ để tiếp cận những người, bằng cách này hay cách khác, được bao gồm trong hoạt động truyền giáo”. Đây là những “nhân viên mục vụ”, những người sống đời sống chiêm niệm; những người sống ở các vùng ngoại biên của cuộc sống như người nghèo, các bệnh nhân, người di dân, vv., những người vì nhiều lý do không thể theo học các khóa học.(CSR_5305_2021)