MỤC SUY NIỆM
Hai linh đạo với hình ảnh mèo và khỉ
Mèo và khỉ là hai con vật tượng trưng cho hai lối sống thiêng liêng đối nghịch nhau.
Mèo: Giả sử một con mèo con muốn đi đâu đó, thì mèo mẹ sẽ gặm cổ nó và tha nó đi. Mèo mẹ nắm quyền quyết đinh và giữ chặt nó. Mèo con chỉ đến được đích khi mèo mẹ còn giữ nó. Nó lơ lửng, thụ động trong miệng mèo mẹ. Một khi mèo mẹ thả nó ra, nó sẽ ở đó cho đến khi nào mèo mẹ đem nó đến chỗ khác. Mèo con quanh quẩn, chờ đợi mèo mẹ sẽ làm gì tiếp theo cho nó.
Tôi thấy mình nhiều lần có lối sống thiêng liêng theo hình thức của con mèo con.
Lạy Chúa, xin Chúa giúp con.
Lạy Chúa, xin hãy gia tăng đức tin của con.
Lạy Chúa, xin bảo vệ con.
Lạy Chúa, xin ban ơn cho con.
Xin ban ơn cho những người nhờ con cầu nguyền giúp.
Chúa đã làm cho con được hạnh phúc.
Chúa đã chọn con.
Chúa yêu con.
Chúa bảo vệ con.
Xin hãy gửi Chúa Thánh Thần đến với con, Chúa ơi.
Chính Chúa là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời tôi, chứ không phải tôi. Mọi thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời tôi hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa. Như một con mèo con, suốt ngày tôi khóc lóc cầu xin, chờ đợi mèo mẹ đến giúp. Tôi ngồi đợi Chúa đến làm điều gì đó cho tôi: bế tôi lên và đưa tôi đến bất cứ nơi nào Chúa muốn. Tôi không chịu trách nhiệm. Chỉ có Chúa chịu trách nhiệm.
Khỉ: Giả sử một con khỉ con muốn đi đâu đó, khỉ mẹ như muốn nói với với nó: “Mẹ đang chuẩn bị đi đến đó, nếu con muốn đi, thì hãy bám vào mẹ”. Lúc đầu, bạn nghĩ rằng khỉ mẹ nắm quyền quyết định khi nó nhảy từ cành này sang cành khác để đưa khỉ con đi, trong khi khỉ con chỉ bám vào khỉ mẹ. Khỉ con chỉ đến đích khi nó bám chặt vào khỉ mẹ. Nhưng thật ra, để đến được đích, khỉ con nắm quyền quyết định nhiều hơn. Nếu nó buông khỉ mẹ ra, nó sẽ bị rơi xuống đất, chết đói, hoặc bị thú hoang ăn thịt. Khỉ mẹ không thể bế khỉ con vì nó luôn phải di chuyển, chuyền từ cành này sang cành khác. Trách nhiệm của khỉ con là hãy bám vào khỉ mẹ để được an toàn, được chăm sóc, và đến được nơi nó cần đến.
Chúa Giêsu muốn tôi có một lối sống thiêng liêng theo hình thức của một con khỉ con, một lối sống mà tôi sẽ chịu trách nhiệm. Ngài đã nói rõ điều đó.
“Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14,16), cho tới 5000 người ăn.
“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20,23)
Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa không cầm giữ anh ta, Chúa để anh ta tự do ra đi.
“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,35)
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
“Anh hãy bán tất cả những gì anh có mà phân phát cho người nghèo, và anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Lc 18,22)
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12,30)
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20,22)
“Này, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Mt 9,22)
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17,20)
Anh em có thể làm những việc lớn hơn những việc thầy làm. (Ga 14,12)
Và Chúa Cha cũng bảo mỗi người: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” (Mt 17,5)
Trách nhiệm của tôi là gì? Giống như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho cuộc đời của tôi. Tôi phải làm một cái gì đó: tôi phải bám thật chặt. Không ai có thể bám giùm tôi. Mẹ tôi có trách nhiệm nhảy từ cành này sang cành khác, cây này sang cây nọ, rừng này sang rừng nọ. Cũng vậy, tôi chịu trách nhiệm giữ chặt – đôi khi trên lưng, lần khác trên cổ, và lúc khác lại trên ngực mẹ tôi. Tôi phải làm mọi cách để tôi luôn được gắn chặt vào mẹ tôi, nhờ đó tôi được nuôi dưỡng, được bảo vệ, và sống sót. Giống như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra với chính mình. Đồng thời, như khỉ con cần phải phối hợp nhịp nhàng với khỉ mẹ thì mới tới được đích, tôi cũng phải sắp xếp ý muốn, suy nghĩ, hành động của tôi sao cho hợp với ý muốn và kế hoạch của Chúa cho cuộc đời tôi, thì cuộc đời tôi mới thành toàn. Có thể nói, Thiên Chúa và tôi chịu cùng chịu trách nhiệm.
Linh mục George Stephen S.J.
Văn Việt lược dịch từ Catholic News Update Asia (19-02-2020)
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
Mèo: Giả sử một con mèo con muốn đi đâu đó, thì mèo mẹ sẽ gặm cổ nó và tha nó đi. Mèo mẹ nắm quyền quyết đinh và giữ chặt nó. Mèo con chỉ đến được đích khi mèo mẹ còn giữ nó. Nó lơ lửng, thụ động trong miệng mèo mẹ. Một khi mèo mẹ thả nó ra, nó sẽ ở đó cho đến khi nào mèo mẹ đem nó đến chỗ khác. Mèo con quanh quẩn, chờ đợi mèo mẹ sẽ làm gì tiếp theo cho nó.
Tôi thấy mình nhiều lần có lối sống thiêng liêng theo hình thức của con mèo con.
Lạy Chúa, xin Chúa giúp con.
Lạy Chúa, xin hãy gia tăng đức tin của con.
Lạy Chúa, xin bảo vệ con.
Lạy Chúa, xin ban ơn cho con.
Xin ban ơn cho những người nhờ con cầu nguyền giúp.
Chúa đã làm cho con được hạnh phúc.
Chúa đã chọn con.
Chúa yêu con.
Chúa bảo vệ con.
Xin hãy gửi Chúa Thánh Thần đến với con, Chúa ơi.
Chính Chúa là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời tôi, chứ không phải tôi. Mọi thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời tôi hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa. Như một con mèo con, suốt ngày tôi khóc lóc cầu xin, chờ đợi mèo mẹ đến giúp. Tôi ngồi đợi Chúa đến làm điều gì đó cho tôi: bế tôi lên và đưa tôi đến bất cứ nơi nào Chúa muốn. Tôi không chịu trách nhiệm. Chỉ có Chúa chịu trách nhiệm.
Khỉ: Giả sử một con khỉ con muốn đi đâu đó, khỉ mẹ như muốn nói với với nó: “Mẹ đang chuẩn bị đi đến đó, nếu con muốn đi, thì hãy bám vào mẹ”. Lúc đầu, bạn nghĩ rằng khỉ mẹ nắm quyền quyết định khi nó nhảy từ cành này sang cành khác để đưa khỉ con đi, trong khi khỉ con chỉ bám vào khỉ mẹ. Khỉ con chỉ đến đích khi nó bám chặt vào khỉ mẹ. Nhưng thật ra, để đến được đích, khỉ con nắm quyền quyết định nhiều hơn. Nếu nó buông khỉ mẹ ra, nó sẽ bị rơi xuống đất, chết đói, hoặc bị thú hoang ăn thịt. Khỉ mẹ không thể bế khỉ con vì nó luôn phải di chuyển, chuyền từ cành này sang cành khác. Trách nhiệm của khỉ con là hãy bám vào khỉ mẹ để được an toàn, được chăm sóc, và đến được nơi nó cần đến.
Chúa Giêsu muốn tôi có một lối sống thiêng liêng theo hình thức của một con khỉ con, một lối sống mà tôi sẽ chịu trách nhiệm. Ngài đã nói rõ điều đó.
“Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14,16), cho tới 5000 người ăn.
“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20,23)
Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa không cầm giữ anh ta, Chúa để anh ta tự do ra đi.
“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,35)
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
“Anh hãy bán tất cả những gì anh có mà phân phát cho người nghèo, và anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Lc 18,22)
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12,30)
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20,22)
“Này, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Mt 9,22)
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17,20)
Anh em có thể làm những việc lớn hơn những việc thầy làm. (Ga 14,12)
Và Chúa Cha cũng bảo mỗi người: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” (Mt 17,5)
Trách nhiệm của tôi là gì? Giống như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho cuộc đời của tôi. Tôi phải làm một cái gì đó: tôi phải bám thật chặt. Không ai có thể bám giùm tôi. Mẹ tôi có trách nhiệm nhảy từ cành này sang cành khác, cây này sang cây nọ, rừng này sang rừng nọ. Cũng vậy, tôi chịu trách nhiệm giữ chặt – đôi khi trên lưng, lần khác trên cổ, và lúc khác lại trên ngực mẹ tôi. Tôi phải làm mọi cách để tôi luôn được gắn chặt vào mẹ tôi, nhờ đó tôi được nuôi dưỡng, được bảo vệ, và sống sót. Giống như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra với chính mình. Đồng thời, như khỉ con cần phải phối hợp nhịp nhàng với khỉ mẹ thì mới tới được đích, tôi cũng phải sắp xếp ý muốn, suy nghĩ, hành động của tôi sao cho hợp với ý muốn và kế hoạch của Chúa cho cuộc đời tôi, thì cuộc đời tôi mới thành toàn. Có thể nói, Thiên Chúa và tôi chịu cùng chịu trách nhiệm.
Linh mục George Stephen S.J.
Văn Việt lược dịch từ Catholic News Update Asia (19-02-2020)
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN