Thánh Camillô Lellis

Tiểu sử Thánh Camillô

Câu chuyện xảy ra năm 1550 tại 1 làng nhỏ tại miền trung Italy, làng Bucchianico bên bờ biển. Dân làng rất hiền lành và chăm chỉ. họ cùng nhau sống an bình trong ơn nghĩa Chúa. Dòng tộc De Leliis là dòng quý tộc, sống tốt lành nên được dân làng rất yêu quý, tôn trọng.

CAMILLO CHÀO ĐỜI
Ngày 25.05.1550, bà Camilla đang cùng mọi người tham dự thánh lễ kính thánh Ubano, Giáo hoàng tử đạo, bổn mạng giáo xứ, thì bà đau bụng lâm bồn. Mọi người vội vã đưa bà về nhưng chưa kịp về đến nhà thì bà tới giờ sanh, mọi người liền đưa bà vô 1 chuồng ngựa gần nhất. Bà sinh 1 bé trai khoẻ mạnh. để ghi nhớ nỗi nhọc nhằn của người mẹ cao tuổi, bé được đặt tên là Camillo De Lellis.

TUỔI THƠ
Camillô thường đàn đúm với người anh họ Onofrio và những trẻ nghịch ngợm khá. Chúng quậy phá làm khu xóm rất khó chịu nên họ kêu ca với ông Giovannni và bà Camilla để ông bà dạy bảo. Camillô được gửi tới trường nhưng cậu bé chẳng chịu học hành gì. Cậu muốn theo nghề chiến binh của cha và nghĩ rằng chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Suốt ngày cậu cờ bạc lêu lổng.

CAMILLÔ NHẬP NGŨ
Biết con trai mình chẳng chịu học hàng tới nơi tới chốn, ông Giovanni lo cho con trai nhập ngũ để học kỹ cương nhà binh hầu trở nên người tốt. Camillo gia nhập lữ đoàn Hải Quân hoàng gia. Ông Giovanni dành nhiều thời gian ân cần dạy con. Tuy nhiên chẳng bao lâu ông lâm bệnh và qua đời ở tuổi 70. Camillo mồ côi cả cha lẫn mẹ. giống như những chiến sĩ hải quân khác, Camillô trải qua nhiều huấn luyện, thử thách và tham gia nhiều trận chiến.

BÃO BIỂN
Giới trẻ thường cậy sức mạnh mình. họ tin vào số phận nhiều hơn là tin vào Thiên Chúa. Chỉ khi nào gặp hiểm nguy họ mới chạy tới Chúa. Một lần thuỷ thủ đoàn đang di chuyển từ Tây Ban Nha trở về Naplethì gặp bão lớn. Bảo kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm mà vẫn không có dấu hiệu giảm đi, mọi người ai nấy đều mệt mỏi và lo sợ. Camillô cầu nguyện khấn xin Chúa cho thoát nạn. Chàng hứa với Chúa rằng khi thoát nạn chàng sẽ đi tu dâng mình cho Chúa. Nhưng khi tàu thoát nạn cập bến, Camillô đã quên hết những nguy hiểm và những gì đã khấn hứa cùng Chúa.

LẦN ĐẦU TIÊN TẠI NHÀ THƯƠNG
Camillô cao 2 mét, rất khoẻ mạnh và thường không ngại khó khăn xông pha hiểm nguy. Anh có 1 vết thương nhỏ bên trên mắt cá chân. vết thương lúc đầu nhỏ nhưng càng ngày càng lan rộng. Camillô phải đi nhà thương thánh James tại thành phố Roma để chữa trị. ở nhà thương chẳng bao lâu vết thương đã khá hơn nhưng Camillo muốn ở lại chữa cho dứt điểm. Trong thời gian này, Camillo nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân trang trải cuộc sống thường nhật, nhưng Camillo chẳng chịu phục vụ bệnh nhân mà suốt ngày lo chơi bời, cờ bạc. Do vậy Camillo bị đuổi ra khỏi nhà thương.

ĂN XIN
Mùa đông Châu Âu lạnh cóng, những chiến binh thường về quê ẩn đông, những người vô gia cư thì phải đi ăn xin hoặc là trộm cướp để sinh sống. Camillo đã nướng sạch mọi sự vào cờ bạc nên phải đi xin ăn. Đứng ngả mủ xin những người qua lại tại Manphredonia, Camillo cảm thấy vô cùng xấu hổ nhưng không còn con đường nào khác. May thay 1 người qua đường động lòng thương giới thiệu Camillo vô giúp việc cho Dòng Capuchins để sống qua ngày.

CHA ANGELLO
Khi làm việc trong Dòng Capuchins, một hôm Camillo được cử tới 1 tu viện khác của Dòng để lãnh lương thực, thực phẩm. Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ đã sẵn sàng trở về, Camillo được Cha Angello, Bề Trên cộng đoàn tiếp chuyện. Ngài khuyên dạy Camillo rằng phần rỗi linh hồn là phần quan trọng nhất. Ngài còn khuyên Camillo từ bỏ mọi tội lỗi để trở nên người tốt. Những điều Cha Angello chỉ dạy đánh động trái tim Camillo. Chàng cám ơn Cha và xin Cha cầu nguyện cho mình.

CAMILLO ĂN NĂN THỐNG HỐI
Ngày 02.02.1575, Camillo lên đường trở về Manphredonia. Trên đường về, Camillo suy gẫm về những gì đã xãy đến trong cuộc đời mình. Chúa ban cho Camillo ơn đặc biệt. Chàng mạnh dạn ý thức với thân phận tội lỗi của mình. Camillo vội vã xuống ngựa và quỳ xuống trên đường lởm chởm đá. Anh khóc “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi. sao con không nhận biết Chúa sớm hơn”. Camillo tạ ơn Chúa về những ơn Chúa ban. Anh quyết tâm không rời bỏ Chúa nữa và sẽ mau mắn đi tu như đã hứa cùng Chúa.

TRỞ LẠI THÀNH ROMA
Ngay sau khi trở lại Manphredonia, Camillo xin tu Dòng Capuchins. Trong Dòng Camillo sống tốt với hết mọi người nên được mọi người rất yêu quý. Nhưng vết thương cũ nơi chân lại hoành hành làm cho Camillo không thể tiếp tục tu được. Anh bị Bề Trên Dòng cho ngừng tu để chữa trị vết thương. Camillo trở lại nhà thương thánh James ở thành phố Rome nơi anh đã từng chữa trị vết thương. Lần này Camillo cũng nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân như trước. Tuy nhiên, khác với lần trước, lần này Camillo phục vụ chăm sóc bệnh nhân với hết cả tấm lòng mình.

SÁNG LẬP DÒNG
Camillo đêm ngày chăm sóc bệnh nhân. Đêm 15.08.1582, Camillo được linh hứng về một ý tưởng thành lập Dòng. Anh muốn phục vụ bệnh nhân vì tình yêu Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người đau khổ bệnh tật chứ không phải vì lý do tiền bạc.

LỜI ĐỘNG VIÊN CỦA CHÚA GIÊSU TỪ THẬP GIÁ
Chẳng bao lâu Camillo quy tụ được 5 thanh niên cùng ý chí với mình. họ mượn 1 phòng trong nhà thương làm nơi cầu nguyện và hội họp trao đổi với nhau mỗi ngày. Những ngày đầu tiên gầy dựng dòng gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía xã hội cũng như Giáo Hội. Camillo hầu như đã nản chí muốn bỏ cuộc, nhưng 1 đêm, đang khi Camillo cầu nguyện, Chúa Giêsu rời thập giá xuống an ủi Camillo “Con hãy vững tâm, đừng sợ, đừng bỏ cuộc. đây là công việc của ta, chứ không phải con.

CHỊU CHỨC LINH MỤC
Camillo quyết định thành lập nhóm những người thiện chí để phục vụ bệnh nhân. Nhưng anh chỉ là 1 người bình thường thì khó lòng có thể chiêu mộ được nhiều người. Do vậy Camillo quyết định sẽ học để trở thành Linh mục. Mặc dù đã 30 tuổi, Camillo vẫn khiêm nhường đăng kí với những người trẻ. Nhờ ơn Chúa, Camillo được Đức Cha Goldwell truyền chức linh mục ngày 26.05.1584. Tân linh mục dâng lễ mở tay ngày 10.06.1584 cùng với bệnh nhân tại nhà thương thánh James.

THẬP GIÁ ĐỎ
Cha Camillo muốn gắn trên áo dòng thập giá đỏ như là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa ban cho những người nghèo khổ bệnh tật. Đức Giáo hoàng Sistus X đã phê chuẩn nguyện vọng này. Cha Camillo và các thành viên của Dòng hết sức yêu quý và trân trọng biểu tượng cao đẹp này. Một lần cha chia sẻ rằng “Đây là biểu tượng mẹ tôi đã gặp trong giấc mơ. Bà nghĩ rằng đó là dấu chỉ dữ, nhưng Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta. Thập giá đỏ chính là dấu chỉ tình yêu Chúa ban cho nhân loại và là biểu tượng của niềm vinh danh Chúa.

PHỤC VỤ BỆNH NHÂN DÙ HY SINH TÍNH MẠNG
Cha Camillo và những thành viên của Dòng ngoài việc giữ các lời khấn Phúc Âm: Khó nghèo, trong sạch, vâng lời còn khấn lời khấn thứ 4: Phục vụ người bệnh cho dù có nguy hại đến tính mạng.

GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG
Thành Rome đêm 14.07.1614 tối sẫm như mực. Mọi người quy tụ quanh Cha Camillo để cầu nguyện cho ngài. Đức Hồng Y tới ban phép xức dầu thánh cho Cha cùng ban cho Cha phép lành Tòa Thánh. Sau khi mọi người vừa dứt lời cầu nguyện, Cha Camillo trút hơi thở cuối cùng, với 40 năm phục vụ Chúa hiện diện trong người bệnh, Cha Camillo hưởng thọ 65 tuổi.

VINH QUANG
Những người nghèo khổ bệnh tật luôn tìm được an ủi nơi cha Camillo cũng như không ngừng cầu nguyện cho ngài. nhờ sự hiệp thông này, Chúa đã ban cho niềm vinh quang cho tôi tớ của Chúa. Năm 1886 Đức Giáo Hoàng Leo XII đã tuyên phong Cha Camillo lên hàng Hiển Thánh, đồng thời là thánh bảo trợ bệnh nhân. Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI tôn vinh thánh Camillo là thánh bảo trợ các nhà thương và thầy thuốc. (trích từ http://www.camillovn.org/)