Cách đây 10 năm, 24 người này đã đệ đơn tới tòa án ở Bỉ để kiện Tòa Thánh vì những hành vi lạm dụng tính dục của một số linh mục và yêu cầu bồi thường, nhưng đều bị từ chối. Lý do bác đơn của toà là toà không có thẩm quyền gì đối với Tòa Thánh. Sau đó, những người này tiếp tục kiện lên Tòa án nhân quyền châu Âu để khiếu nại chống toà án Bỉ, vì đã bác đơn khiếu nại của họ. Và hôm thứ Tư Tòa nhân quyền này đã bác đơn, và trả lời rằng: “Quyền miễn trừ của Toà Thánh đã được công nhận theo các nguyên tắc của luật quốc tế”.
Đây là lần đầu tiên Tòa án nhân quyền ra phán quyết về vấn đề này. Tòa Thánh không phải là quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu, vì thế ở ngoài phạm vi của tòa án châu Âu. Tòa Thánh không bị trực tiếp nhắm tới, bởi vì thủ tục trước Tòa án nhân quyền châu Âu là cánh tay pháp lý của Hội đồng Âu châu.
Tòa án khẳng định: “Vatican có những đặc tính giống như một quốc gia, vì thế công lý của Bỉ có quyền rút từ những đặc tính đó để coi Tòa Thánh là một thực thể nước ngoài có chủ quyền, với cùng những quyền lợi và nghĩa vụ của một quốc gia”.
Toà cho rằng việc bác đơn kiện không đi ngược lại lại các nguyên tắc được luật quốc tế công nhận trong các vấn đề về quyền miễn trừ của nhà nước áp dụng cho Vatican. Sau đó, Toà cũng suy luận rằng không có sự vi phạm các quy định của Công ước châu Âu về nhân quyền về “quyền tiếp cận tòa án” do những người khởi kiện viện dẫn, họ cho rằng họ đã bị ngăn cản việc thi hành luật dân sự của họ liên quan đến việc khiếu nại, bất bình và tranh chấp chống Tòa Thánh.
Trước đây vào năm 2000, tại Hoa Kỳ, một yêu cầu tương tự đã từng là chủ đề tranh luận công khai, nhưng phán quyết của toà án cũng giống phán quyết của Toà án nhân quyền châu Âu (La Stampa 13/10/2021)