GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
1. LƯỢC SỬ
Phần đất thuộc Giáo phận Ðà Lạt ngày nay nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở về phía nam vùng Tây Nguyên. Xưa kia, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân bản địa người Koho, người Mạ và người Churu. Nhưng sau nhiều đợt di dân, hiện nay có 43 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn giáo phận. Người Kinh chiếm đa số, trên 80% dân số (năm 2016 có khoảng 1.300.000).
Địa danh Đà Lạt phát xuất từ hai chữ “Đà” và “Lạt”, có nghĩa là phần đất nơi người dân sắc tộc “Lạt” sinh sống ven bờ nước (tiếng dân tộc gọi là Đà). Đà Lạt được biết đến và bắt đầu phát triển thành khu nghỉ mát và dưỡng sức, do điều kiện khí hậu mát mẻ ở độ cao trên 1500 mét, kể từ khi bác sĩ Yersin dẫn đoàn thám hiểm đặt chân lên vùng đất Lang-Biang vào giữa năm 1893. Trong đoàn thám hiểm có cha Robert, thuộc Hội thừa sai Paris.
Núi Lăng biăng
Năm 1907, vùng đất giáo phận Đà Lạt ngày nay thuộc giáo phận Tây Đàng Trong (từ 1924: Sài Gòn). Dân số năm 2019: 1,500,000.